Skip to content
Đại học, con đường duy nhất dấn đến thành công? Bạn nghĩ thế sao? Đây là câu hỏi đồng thời là trăn trở của rất nhiều Gia Đình và các bạn trẻ trong xã hội hiện nay, Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng đa số những người thành công là những người đã học đại học và họ không ngừng học hỏi, học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào và học ở tất cả những người mà ở đó họ nhìn thấy tiềm năng và phát triền. >>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo Bill Gates không phải nhà tỷ phú duy nhất chưa tốt nghiệp đại học. Trong số này trước hết phải kể đến Steve Jobs (Giám đốc điều hành tập đoàn Apple). Mặc dù bị khai trừ khỏi trường đại học ngay sau học kỳ đầu tiên nhưng trong vòng 35 năm kể từ ngày ấy, Steve Jobs đã kiếm được một tài sản khổng lồ là 5,7 tỷ USD (theo tính toán của tạp chí “Forbes”). Nhưng bản thân ông cũng luôn luôn nhắc mọi người và kể cả con gái của ông về tầm quan trọng của việc học đại học. Vì những người học đại học được đào tạo bài bản sẽ phát triển các nền tảng tốt cho cả xã hội cùng đi lên, trong đó có cả những người không có bằng đại học nhưng biết nắm bắt cơ hội tốt, chịu khó học hỏi.
Nhà tỷ phú
Lawrence Ellision (Tổng Giám đốc công ty Oracle): Là người làm ăn cực kỳ thành đạt mà không cần đến tấm bằng đại học. Tuy bỏ học giữa chừng trường đại học bang Illinoise nhưng hiện nay tổng giá trị tài sản của Lawrence Ellision đã lên tới 21,5 tỷ USD.
Trong danh sách “tỷ phú không bằng đại học” có một người Nga – đó là Thống đốc bang Chukotka và đồng thời là ông chủ câu lạc bộ Chelsea, Roman Abramovich. Mặc dù không tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Ukhtinski nhưng Roman Abramovich vẫn có được một tài sản “đáng nể” là 18,7 tỷ USD. Trong vụ ly hôn mới đây ông đã phải bồi thường cho vợ hơn một phần mười số đó nhưng ông vẫn nằm trong danh sách những tỷ phú hàng đầu thế giới.
Khi tốt nghiệp đại học, những cơ hội cho nghề nghiệp sẽ nhiều hơn, cuộc sống tốt và đầy đủ hơn. Có cơ hội được tiến thân, khẳng định năng lực và bản lĩnh của mình. Đặc biệt trong trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, việc nâng cao trình độ và nguồn nhân lực là rất cần thiết và là một xu thế tất yếu của các bạn trẻ. Do vậy, có được tấm bằng đại học vẫn là một mong muốn của các bậc phụ huynh cũng như một bộ phận giới trẻ. Tôi muốn hỏi các bạn, vậy theo các bạn, thế nào mới được gọi là thành công? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Thành công là khi mình làm được điều gì đó như mình mong ước. Là khi mình trưởng thành, có nghề nghiệp với thu nhập ổn định, cống hiến cho xã hội. Là khi mình có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Là khi mình đủ điều kiện, đủ khả năng để quan tâm đến những người cần quan tâm, lo cho những người mình cần phải lo toan… Và mọi người đi học là để trang bị cho mình những kiến thức để họ có thể ứng dụng vào cuộc sống. Học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.Thực hiện những niềm đam mê của mình, gặt hái được những kết quả nhất định. Ấy thì đâu chỉ có trường đại học mới có thể trang bị cho các bạn những kiến thức ấy? Nếu các bạn không thi đỗ đại học, vẫn còn có những lối đi khác mở ra trước mắt bạn, vẫn có thể học cao đẳng, trung cấp, cao đẳng nghề… Miễn là chọn được ngành nghề phù hợp với năng khiếu và sở thích của bản thân mình. Và với môi trường giáo dục hiện nay, thì để sở hữu được một tấm bằng đại học (học tại chức, liên thông…) với các bạn có lẽ không quá khó khi các bạn biết lượng sức mình và chịu khó học tập. Xã hội mà chúng ta đang sống bởi rất coi trọng bằng cấp buộc mỗi người cứ phải đua chen nhau vào đại học. Thừa nhận, đó là một tấm vé giúp các bạn dễ dàng được chấp nhận khi bước chân vào xã hội, dễ dàng có công ăn việc làm và thành công hơn. Nhưng tấm bằng đại học ấy không phải là tất cả khi mà xã hội đang phải đối mặt với tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Thiết nghĩ, nếu tất cả học sinh đều tốt nghiệp đại học rồi làm “thầy” thì lấy đâu ra các công nhân kỹ thuật lành nghề để phát triển các lĩnh vực công nghiệp, tìm đâu ra y tá cho các bệnh viện ? Thế thì tại sao các bạn không chọn lựa điều mà xã hội đang cần trong khi nó lại phù hợp với khả năng và niềm đam mê của mình hơn? Vậy nên, nếu không thi đỗ đại học các bạn cũng đừng quá bi quan. Có nhiều cơ hội để cho các bạn thực hiện ước mơ của mình mà không cần cứ phải vào đại học. Học thì có nhiều cách: học ở bạn, học ở sách vở, học ở xung quanh, học từ xa, học liên thông… Mỗi người đều có hoàn cảnh và phải tự biết phấn đấu không ngừng nghỉ. Giữa sự học và hoàn cảnh không liên quan tới nhau cũng như không phải cứ vào đại học mới là học. Các bạn sẽ học được những gì có ích cho bản thân khi quyết tâm học. Vận mệnh con người nằm ở đôi tay, khối óc, sự học hỏi và việc không ngừng nỗ lực, hoàn thiện bản thân. Người ta nói rằng: “Trên bước đường thành công, không có bước chân của những kẻ lười biếng”. Hãy cố gắng lên các bạn nhé! Tôi tin các bạn có thể tự bước đi bằng đôi chân của mình để đến được bến bờ thành công. Tác giả: Phan Anh Đón đọc các chia sẻ hữu ích từ PA Marketing >>> TẠI ĐÂY.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, học đại học chỉ để có được tấm bằng danh giá. Tuy nhiên, trong bài viết này Ban biên tập sẽ mách bạn 6 lý do sau đây sẽ mang tới cho bạn cái nhìn khác về suy nghĩ này nhé.
Khi bạn lựa chọn mở cánh cửa vào đại học, điều bắt buộc trước nhất là bạn cần xác định cho mình một ngành nghề mà mình sẽ theo học và gắn bó với nó. Điều này có vẻ là một sự lựa chọn khó khăn thế nhưng khi bạn tìm ra và tin tưởng vào con đường mình chọn, nó sẽ là kim chỉ nam cho con đường trong tương lai của bạn. Việc chọn được một chuyên ngành chính để học và phải tham gia rất nhiều lớp học về lĩnh vực cụ thể sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia riêng về một lĩnh vực sẽ tốt hơn là bạn phải “vật lộn” với đời, trải nghiệm quá lâu để tìm thấy được đam mê của mình trước khi ổn định với một nghề nghiệp nào đó. Sinh viên Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng (BDU) tham quan doanh nghiệp thực tế.
Đôi khi công việc thực tế không cần nhiều đến những kiến thức được học tại đại học nhưng sự thật là để có được công việc mình mong muốn thì chúng ta cần phải có một tấm bằng đại học. Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn chọn được người có năng lực, kinh nghiệm làm việc chứ không mong muốn chọn những người trẻ nhưng chưa có kinh nghiệm. Bằng đại học chính là minh chứng “tối thiểu” chứng minh bạn có kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu công việc. Một thống kê tại Mỹ về thu nhập bình quân dựa trên nền tảng giáo dục cho thấy những người có thu nhập cao hơn nếu được đào tạo kĩ năng tốt hơn. Sinh viên Ngành FIRA (BDU) thực hành lắp ráp Robot.
Đại học là một môi trường cực kỳ tốt để bạn rèn luyện và trau dồi những kỹ năng mềm cần thiết. Thông qua các hoạt động được tổ chức ở trường bạn có thể thỏa sức thực hiện đam mê hoặc thể hiện mình trên sân khấu như khả năng ca hát, nhảy múa vào các dịp đặc biệt. Học đại học phải thuyết trình, làm việc nhóm,… Đây chính là hoạt động để bạn rèn luyện và phát huy khả năng teamwork, giao tiếp trước đám đông, quản lý thời gian,… Sinh viên Khoa Ngoại ngữ (BDU) thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu học tập, trau dồi kỹ năng.
Đại học là nơi mà bạn sẽ gặp nhiều người đến từ nhiều vùng miền với nhiều tính cách khác nhau. Đây là cơ hội để bạn có thêm những người bạn thân thiết, hoặc đơn giản là những người bạn hợp để… làm việc chung, đi chơi chung, có sở thích chung làm quãng đời sinh viên thêm phần ý ghĩa. Và chính những mối quan hệ bạn bè thời đại học sẽ rất hữu ích vào một ngày nào đó khi nó mở ra nhiều cơ hội việc làm, đầu tư và thăng tiến. Không thiếu một tình bạn đẹp có thể sẽ theo bạn trong suốt cả cuộc đời. Bạn sẽ ít “vất vả” hơn khi tự mình tìm kiếm các mối quan hệ tiềm năng khi ra đời. CLB Bóng đá (BDU) giao lưu thể dục thể thao với các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Môi trường ở trường đại học như người ta vẫn ví đó là “một xã hội thu nhỏ”. Ở đây bạn cũng sẽ gặp nhiều loại người, gặp nhiều tình huống thử thách đòi hỏi bạn phải xử lý. Đại học không chỉ là nơi để bạn tìm thấy tình yêu, tình bạn mà còn là nơi dạy cho bạn những bài học đắt giá. Tuy nhiên, “xã hội thu nhỏ” này ít ra vẫn sẽ dịu dàng với bạn hơn thực tế cuộc sống ngoài kia vì bạn có bạn bè sẻ chia, thầy cô nâng đỡ và các mối quan hệ hữu ích khác. Đại học cũng cung cấp cho bạn các kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết để bạn làm hành trang khi bước vào đời mà không bị bỡ ngỡ hay “sốc văn hóa”.
Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zuckerberg – những con người thành công nổi tiếng khắp thế giới đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng đại học không phải là con đường duy nhất để thành công. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ khuyến khích chúng ta đừng học đại học. Bởi lẽ họ thành công không phải vì họ bỏ học đại học mà bởi vì họ vốn dĩ là thiên tài tự học. Nhiều người trong số họ là sinh viên của trường đại học Harvard danh tiếng vốn được xem là “cái lò tạo ra tỷ phú và người nổi tiếng”. Họ dừng việc học đại học khi họ đã hiểu rõ được mình, biết mình cần, muốn gì và biết con đường mà họ cần phải đi. Beauty Blogger của Việt Nam Hannah Nguyễn cũng từng gây bão với bài viết: “Nhiều người không học đại học vẫn thành công vì họ là thiên tài, nhưng đa số chúng ta không phải là thiên tài” và khuyên các bạn trẻ rằng học đại học mới chính là con đường vững chắc để thành công. Sinh viên Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô (BDU) rèn luyện kỹ năng cùng doanh nghiệp. Tóm lại, học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn bạn đến với thành công bởi lẽ ai cũng có “chiếc đồng hồ” và con đường riêng của mình. Nhưng nếu bạn muốn đến với con đường thành công ngắn nhất và vững chắc nhất thì học đại học là lựa chọn tốt nhất. Đừng vì những khó khăn hay lợi ích trước mắt mà giới hạn tương lai của mình. Hãy mở rộng tầm nhìn, hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn. Trường Đại học Bình Dương mến chúc tất cả các bạn sinh viên BDU xác định được mục tiêu của mình, đủ kiên tâm và nghị lực để đạt được hoài bão, mơ ước và làm chủ cuộc đời của chính các bạn. Ban Biên tập
|